Cảnh báo các dấu hiệu tiêm filler vào mạch máu nên biết

Tiêm filler vào mạch máu là biến chứng nguy hiểm nhất có thể gặp phải khi tiêm filler thẩm mỹ. Điều này khiến nhiều người cảm thấy lo sợ khi có ý định “tân trang” những vùng da lõm hóp trở nên đầy đặn V-line. Trong bài viết này, cùng Viện thẩm mỹ quốc tế Medic Skin tìm hiểu rõ các dấu hiệu tiêm filler vào mạch máu, nguyên nhân và cách xử lý để ngăn chặn kịp thời các di chứng nguy hiểm.

Dấu hiệu tiêm filler vào mạch máu là gì?

Tiêm filler là phương pháp thẩm mỹ ít xâm lấn đưa chất làm đầy vào dưới da nhằm cải thiện những khuyết điểm trên cơ thể như làm đầy rãnh nhăn, phủ lấp các khu vực lõm hóp, rãnh cười, cằm lẹm hoặc bờ môi mỏng thiếu sức sống. Đây là thủ thuật khá đơn giản nhưng vẫn có thể để lại một số dấu hiệu tiêm filler vào mạch máu như:

  • Khu vực tiêm biến đổi sắc tố, tái nhợt do thiếu máu nuôi dưỡng tế bào.
  • Cảm giác đau nhức, khó chịu xuất hiện.
  • Da chuyển sang màu đỏ hoặc tím, đan xen nhau như hình mạng lưới, xuất huyết
  • Loét, mưng mủ và cuối cùng là để lại sẹo xấu trên da rất mất thẩm mỹ.
  • Dấu hiệu tiêm filler vào mạch máu gây tắc tĩnh mạch nhỏ thường đau âm ỉ, phù nề.

Lúc này, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tiêm thuốc giải, giúp filler tan nhanh, tránh chèn ép hoặc làm tắc mạch máu.

Nguyên nhân dẫn đến tiêm filler hỏng

Nguyên nhân dẫn đến tiêm filler hỏng
Nguyên nhân dẫn đến tiêm filler hỏng

 

Xem thêm: Tiêm filler bị nổi mụn có sao không? Cách khắc phục là gì?

Sau khi nắm rõ các dấu hiệu tiêm filler vào mạch máu thì một câu hỏi đặt ra là nguyên nhân nào khiến ca tiêm filler bị hỏng, hất bại. Theo các chuyên gia, biến chứng đáng tiếc này xảy ra thường xuất phát từ 2 lý do chính sau đây

  • Bác sĩ tiêm filler trực tiếp vào trong mạch máu, khiến mạch máu tắc nghẽn ngay lập tức.
  • Bác sĩ tiêm filler quá gần mạch máu với tốc độ nhanh, liều lượng khiến mạch máu bị chèn ép, làm cản trở quá trình lưu thông máu.

Do đó, chính kỹ thuật và tay nghề của bác sĩ là yếu tố quyết định liệu ca thẩm mỹ có để lại các dấu hiệu tiêm filler vào mạch máu kể trên hay không.

Tiêm filler vào mạch máu có nguy hiểm không?

Tiêm filler vào mạch máu được cảnh báo là biến chứng nguy hiểm nhất khi làm đẹp bằng filler. Tuy tỷ lệ xuất hiện các dấu hiệu tiêm filler vào mạch máu khá thấp nhưng chị em tuyệt đối không được chủ quan bởi điều này có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Nhiều trường hợp tiêm filler bị hoại tử ảnh hưởng đến sức khỏe và xấu về mặt thẩm mỹ.

Trong cơ thể chứa rất nhiều mạch máu, trong đó có những mạch máu lớn (động mạch) có thể nhìn thấy qua da bằng mắt thường và những mạch máu nhỏ (mao mạch) ẩn dưới da. Chúng đóng vai trò như đường dẫn máu đến các bộ phận, cơ quan nên nếu tiêm filler không vị trí, sai kỹ thuật thì rất có thể các mạch máu sẽ bị tổn thương.

Trường hợp xấu nhất có thể xảy ra khi xuất hiện dấu hiệu tiêm filler vào mạch máu là tắc mạch máu tại chỗ. Tắc mạch theo cơ chế chèn ép hoặc cơ chế huyết khối gây hoại tử mô bên trong cơ thể, da tái nhợt và đau nhức ngay sau khi tiêm. Nếu bệnh nhân xử lý muộn sẽ phải đối mặt với tình trạng da đỏ hình mạng lưới, xuất huyết, loét và sẹo khó chữa trị.

Biến chứng thường gặp phải khi tiêm filler vào mạch máu

Những biến chứng tiêm filler phổ biến nhất
Những biến chứng tiêm filler phổ biến nhất

Các dấu hiệu tiêm filler vào mạch máu có thể để lại biến chứng sớm hoặc muộn của tiêm filler tùy vào cơ địa khách hàng. Điều này không thể lường trước được nên bạn cần chú ý cả hai trường hợp sau:

Biến chứng tức thì khi tiêm filler vào mạch máu:

  • Đau
  • Sưng, bầm tím
  • Sốc phản vệ
  • Mắt mất cân đối, da bùng nhùng
  • Phát ban dạng trứng cá
  • Viêm nhiễm, mưng mủ

Biến chứng lâu dài do filler chèn ép mạch máu để lại:

  • Tắc mạch/hoại tử mô mềm
  • U hạt
  • Xô lệch chất làm đầy
  • Giãn mạch
  • Teo mỡ
  • Áp xe vô khuẩn
  • Sẹo quá phát
  • Liệt cơ, tê liệt dây thần kinh, mù lòa,…

Xử lý trường hợp tiêm filler vào mạch máu

Để ngăn ngừa các dấu hiệu tiêm filler vào mạch máu, bác sĩ phải nắm được rõ sơ đồ mạch máu trên mặt và vùng tiêm filler. Nếu không may xuất hiện tình trạng tiêm filler vào mạch máu kèm các biến chứng trên đây, người bệnh phải được xử lý kịp thời tại các cơ sở thẩm mỹ theo hướng dẫn dưới đây:

  • Nếu filler chứa thành phần HA (acid hyaluronic): Tiêm thuốc giải filler 1 lần duy nhất để đánh tan chất làm đầy nhanh chóng.
  • Nếu filler chứa nhiều thành phần khác nhau không thể tiêm giải: Thực hiện kỹ thuật nạo hút filler ngay lập tức, đặc biệt là nếu filler tác động vào các mạch máu gần mắt để tránh gây mù lòa.

Trong trường hợp nếu cơ sở thẩm mỹ không đủ điều kiện xử lý các biến chứng do dấu hiệu tiêm filler vào mạch máu để lại, người bệnh cần được chuyển đến các chuyên khoa thích hợp như mắt, thần kinh để giải quyết nhanh gọn, an toàn.

Kỹ thuật thực hiện tiêm filler chuẩn y khoa

Kỹ thuật thực hiện tiêm filler chuẩn y khoa
Kỹ thuật thực hiện tiêm filler chuẩn y khoa

Có thể thấy, tiêm filler không hề đơn giản bởi kỹ thuật này tiềm ẩn khá nhiều rủi ro nguy hiểm, nhất là các dấu hiệu tiêm filler vào mạch máu. Dưới đây là quy trình tiêm filler khép kín đúng chuẩn Y khoa đảm bảo an toàn cho ca nội khoa thẩm mỹ:

  • Bước 1: Thăm khám sức khỏe tổng quát cùng bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra cơ địa và tình trạng da, từ đó tư vấn cho khách hàng về liệu trình và loại filler phù hợp.
  • Bước 2: Xác định vị trí cần tiêm filler bằng cách xác định tỷ lệ vàng của khuôn mặt.
  • Bước 3: Ủ tê toàn bộ cơ thể để khách hàng cảm thấy thoải mái trong suốt quá trình tiêm.
  • Bước 4: Sát khuẩn vùng da cần tiêm và dụng cụ tiêm để hạn chế nhiễm trùng.
  • Bước 5: Tiêm filler đúng theo liều lượng và vị trí đã định trước bằng kim tiêm chuyên dụng. Thời gian tiêm diễn ra rất nhanh chóng, chỉ 15-20 phút.
  • Bước 6: Bác sĩ kiểm tra, theo dõi hậu phẫu và dặn dò khách hàng cách chăm sóc, uống thuốc theo đơn cũng như tái khám đúng hẹn.

Quy trình tiêm filler sẽ cần có 1 bác sĩ chuyên khoa và một nhân viên y tế hỗ trợ. Nếu trong quá trình diễn ra thủ thuật bạn thấy đau hay bất cứ điều gì bất thường cần thông báo với bác sĩ để có hướng xử lý an toàn. Và hãy cố gắng lưu lại cơ sở y tế nghỉ ngơi ít nhất 30 phút để chắc chắn mình không bị phản ứng phụ với filler.

Đặc biệt, các ca tiêm filler cần đạt chuẩn an toàn Y khoa về kỹ thuật và phương pháp tiêm, cụ thể như sau:

  • Người thực hiện kỹ thuật tiêm filler phải được trang bị đầy đủ các kiến thức liên quan đến giải phẫu, được đào tạo chuyên môn, bài bản về kỹ thuật tiêm.
  • Tùy vào từng vị trí tiêm mà bác sĩ sẽ chỉ định các kỹ thuật tiêm khác nhau. Trong đó, kỹ thuật tiêm nhỏ giọt thường áp dụng cho các vùng da cạnh khóe miệng, chân mày; kỹ thuật tiêm chuỗi giật lùi áp dụng cho môi và kỹ thuật tiêm thành cột trụ thẳng góc nhau sẽ dành riêng cho vùng môi hoặc mũi.
  • Xác định chính xác liều lượng filler cần thiết và sử dụng kiêm tiêm phù hợp dựa trên độ tuổi, nhu cầu thẩm mỹ và tình trạng của khách hàng để tiết kiệm chi phí.
  • Kiểm tra tình trạng da của khách hàng, không nên tiêm chất làm đầy vào vùng sẹo cứng
  • Có kiến thức và kinh nghiệm xử lý các biến chứng trước, trong và sau quá trình tiêm. 
  • Thao tác nhẹ nhàng với lực ấn vừa phải để tránh dấu hiệu tiêm filler vào mạch máu, gây tắc mạch. Đây là biến chứng nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
  • Không tiêm filler vào những vùng nguy hiểm, nhạy cảm để đảm bảo an toàn cho khách hàng.

Vậy là Viện thẩm mỹ quốc tế Medic Skin vừa chia sẻ đến bạn một số thông tin bổ ích liên quan đến dấu hiệu tiêm filler vào mạch máu, nguyên nhân và cách xử lý kịp thời. Hy vọng bài viết này sẽ trang bị thêm nhiều kiến thức để những ai đang có ý định tiêm filler thẩm mỹ sẽ lường trước được các rủi ro, từ đó sáng suốt lựa chọn cơ sở thẩm mỹ đảm bảo hiệu quả và an toàn tối đa cho bản thân mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

tư vấn khách hàng

HÃY LÀ 50 KHÁCH HÀNG ĐẦU TIÊN ĐĂNG KÝ SỚM NHẤT HÔM NAY ĐỂ NHẬN NHỮNG ƯU ĐÃI HẤP DẪN