Nhiều người nghĩ máu xấu gây bạc tóc sớm nhưng đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Tóc bạc sớm không liên quan đến máu xấu mà do mất sắc tố melanin trong nang tóc khi tế bào melanocyte ngừng sản xuất. Máu xấu tóc bạc sớm không phải là bệnh, không gây hại cho sức khỏe. Việc ăn uống khoa học, sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp, hạn chế chất kích thích sẽ giúp tóc lấy lại và duy trì màu sắc tự nhiên.
Mục lục bài viết
Tóc bạc sớm có phải do máu xấu không?
Tóc bạc sớm không cảnh báo máu xấu, không phải bệnh lý nguy hiểm mà chỉ là hiện tượng mất sắc tố melanin, theo bác sĩ chuyên khoa da liễu tại Medic Skin. Tóc bạc trước 25 tuổi xảy ra do các tế bào melanocyte ngừng sản xuất melanin hoặc hàm lượng albumin bị rối loạn.
Trên thực tế, màu tóc đen của con người được quyết định bởi hắc sắc tố melanin dạng sợi. Melanin được tạo ra bởi các tế bào melanocytes, gồm 2 nhóm axit cơ bản là tyrosine và phenylalanine. Khi tế bào sản sinh sắc tố melanocytes ngừng hoạt động, lượng melanin còn ít hoặc hết sạch thì tóc mất đi màu sắc tự nhiên, chuyển từ đen sang màu bạc trắng.
Ngoài ra, hydrogen peroxide tích tụ trong nang tóc qua thời gian cũng là thủ phạm khiến melanin bị phá hủy. Nhiều người lầm tưởng máu xấu gây tóc bạc sớm nhưng không phải mà chỉ là tình trạng mất sắc tố melanin.
Trung bình, người da trắng, vàng, đen bắt đầu có tóc bạc vào các ngưỡng tuổi lần lượt là 35, 40 và 45 tuổi. Có đến 6-23% người trên 50 tuổi sở hữu nửa đầu là tóc bạc. Tóc bạc sớm thường xuất hiện ở người da trắng dưới 20 tuổi, người da vàng dưới 25 tuổi và người da đen dưới 30 tuổi.

Căn nguyên của tình trạng máu xấu tóc bạc sớm ở nhiều bạn trẻ còn bắt nguồn từ các nguyên nhân dưới đây:
Căng thẳng kéo dài: Khi căng thẳng, hệ thần kinh giao cảm sẽ giải phóng noradrenaline gây tổn thương các tế bào melanocytes, khiến tóc mất đi màu sắc ban đầu.
Hút thuốc lá: Nicotin trong khói thuốc khiến tế bào melanocytes mất khả năng sản sinh melanin, làm tăng nguy cơ tóc bạc sớm.
Gen di truyền: Chứng bạc tóc có thể di truyền qua nhiều thế hệ trong gia đình do đột biến gen trội trên nhiễm sắc thể, gây ra khiếm khuyết trong quá trình sản xuất melanin.
Hóa chất độc hại: Các loại thuốc uốn, nhuộm, tẩy tóc chứa hydrogen peroxide khiến melanin bị phá hủy. Tóc khó giữ được màu đen tự nhiên và mất màu.
Dinh dưỡng mất cân bằng: Thiếu hụt protein, vitamin A, E, B12 và các khoáng chất như kẽm, sắt, đồng, biotin, axit folic… khiến tóc bị bạc sớm.
Các bệnh lý liên quan: Những người mắc bệnh rối loạn tuyến yên, tuyến giáp, loãng xương, mạch vành, bạch biến hoặc thiếu máu mãn tính… cũng thường bị bạc tóc sớm do quá trình sản sinh sắc tố melanin gặp vấn đề.

Cách khắc phục tóc bạc sớm ở người trẻ
Máu xấu không phải nguyên nhân gây bạc tóc. Do vậy, cách điều trị và ngăn ngừa tóc bạc sớm hiệu quả nhất vẫn là duy trì dinh dưỡng hợp lý, điều chỉnh lối sống và cách chăm sóc tóc khoa học để tóc bền màu qua thời gian:
Ăn uống đủ chất: Chú trọng bổ sung đầy đủ các nhóm chất cần thiết như vitamin A, nhóm B, C, E, vitamin C, sắt, kẽm, đồng nếu chưa biết máu xấu tóc bạc nên ăn gì.
Hạn chế tối đa chất kích thích: Không hút thuốc lá, cai nghiện rượu bia để bảo vệ nang tóc trước các chất độc hại, đồng thời nâng cao sức khỏe tổng thể.
Không lạm dụng hóa chất tạo kiểu: Hạn chế sử dụng thuốc nhuộm, thuốc duỗi hay nhuộm khiến tóc hư tổn và mất màu. Thay vào đó, nên sử dụng các loại dầu gội, dầu xả, serum, mặt nạ ủ tóc chứa thành phần lành tính, chiết xuất thiên nhiên, phù hợp với kiểu tóc và tính chất da đầu.
Bảo vệ tóc trước tác nhân gây hại từ môi trường: Đội mũ, nón khi đi nắng, tránh để tóc tiếp xúc trực tiếp với tia UV trong ánh nắng mặt trời.
Nhuộm tóc bạc sớm bằng các nguyên liệu thiên nhiên: Ủ tóc, làm đen tóc với hạt bồ kết, đỗ đen, cà phê, cỏ mần trầu, nước chanh và trà hoa cúc… giúp tóc sáng hơn, che đi màu tóc bạc trước tuổi.

Máu xấu gây tóc bạc sớm là quan niệm phiến diện, không chính xác.Việc tóc bạc là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa và phần lớn liên quan đến yếu tố di truyền và sự giảm sản xuất melanin. Tóc bạc sớm ở người trẻ không tác động xấu đến sức khỏe nên người bệnh không cần quá lo lắng. Chỉ cần duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp, hạn chế sử dụng chất kích thích là tình trạng bạc tóc sẽ sớm được cải thiện.