Độn cằm và tiêm filler đang là hai phương pháp thẩm mỹ tạo hình cằm Vline sắc sảo, cân xứng được phái đẹp ưa chuộng nhất. Mỗi phương pháp lại phù hợp với một đối tượng khách hàng và sở hữu những ưu nhược điểm riêng. Nếu đang mong muốn thay đổi diện mạo nhưng chưa biết nên độn cằm hay tiêm filler thì hãy cùng Viện thẩm mỹ quốc tế Medic Skin theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
Phẫu thuật độn cằm là gì?
Trước khi tìm hiểu xem nên độn cằm hay tiêm filler thì bạn phải nắm được kỹ thuật cũng như ưu nhược điểm của từng phương pháp.
Phẫu thuật độn cằm là kỹ thuật đặt miếng độn nhân đạo (silicon) hoặc sụn tự thân (trượt cằm) đã được cắt gọt tỉ mỉ để tạo dáng cằm cân đối và tự nhiên chuẩn tỉ lệ như mong muốn. Phẫu thuật độn hàm chủ yếu tập trung tái định hình khung xương hàm, giải quyết tận gốc mọi khuyết điểm cằm hô, cằm lệch hoặc cằm lẹm,…

Ưu điểm
Phẫu thuật độn cằm sở hữu nhiều ưu điểm sau:
- Khắc phục triệt để các khuyết điểm cằm ngắn, cằm lẹm chỉ sau 1 lần can thiệp duy nhất.
- Định hình viền hàm sắc nét một cách tự nhiên, thay đổi diện mạo và khôi phục lại sự tự tin vốn có.
- Chất liệu độn có độ tương thích cao đảm bảo an toàn.
- Không xâm lấn rộng, không lộ sẹo xấu vì đường cắt độn nằm phía trong khoang miệng.
- Dễ dàng cắt gọt, tạo nhiều dáng cằm phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng.
- Hiệu quả kéo dài lâu, có thể lên tới 15 năm.
Các đường nét của gương mặt sau khi trải qua phẫu thuật độn cằm sẽ có sự thay đổi hoàn toàn, trở nên hài hòa và thu hút hơn.
Nhược điểm
Bên cạnh những lợi ích vượt trội thì độn cằm phẫu thuật vẫn tồn tại một số hạn chế sau:
- Kỹ thuật độn cằm khá phức tạp, đòi hỏi yêu cầu cao về tay nghề bác sĩ, hệ thống máy móc hiện đại để tránh các biến chứng không may xảy ra.
- Sau khi thực hiện, khách hàng phải kiêng cữ và chăm sóc cẩn thận thì cắm mới hồi phục nhanh.
- Nếu không ưng ý về kết quả thẩm mỹ, bạn phải trải qua một cuộc phẫu thuật khác để loại bỏ miếng độn.
- Không phải ai cũng đủ điều kiện phẫu thuật độn cằm.
Tiêm filler cằm là gì?
Bản chất của tiêm filler cằm là sử dụng chất làm đầy để lấp kín các mô, điều chỉnh cơ hàm đúng chuẩn tỉ lệ mà không cần can thiệp sâu vào các lớp da hay cấu trúc xương. Filler là chất lỏng đặc biệt được cấu tạo từ Acid Hyaluronic – một hoạt chất tồn tại bên trong cơ thể người nên có độ tương thích khá cao và được ứng dụng phổ biến trong y tế.

Tiềm filler cằm có ảnh hưởng gì không? Bạn có thể tìm hiểu kỹ về thông tin này qua bài viết: Tiêm filler cằm có ảnh hưởng gì không? Một số rủi ro bạn nên biết. Tiêm filler cằm được nhiều người lựa chọn bởi độ an toàn khá cao và không xâm lấn đau đớn. Độ an toàn khi tiêm filler chỉ đạt mức tuyệt đối nếu sử dụng chất làm đầy đã được kiểm chứng bởi FDA Hoa Kỳ và được cấp phép sử dụng bởi Bộ Y tế.
Ưu điểm
Với thao tác thực hiện đơn giản, ít xâm lấn nên tiêm filler cằm mang lại nhiều ưu điểm dưới đây:
- Thời gian tiêm nhanh chóng, chỉ 15 đến 20 phút là cằm sẽ tròn đầy và thanh tú thấy rõ như nhu cầu của khách hàng.
- Không tác động dao kéo, cắt rạch vào các lớp da nên các phản ứng sưng đau, bầm tím gần như không đáng kể.
- Tỉ lệ sẹo cực thấp.
- Quá trình hồi phục nhanh chóng, không cần kiêng khem khắt khe. Chỉ khoảng 5 đến 7 ngày là cằm đã ổn định và vào form đúng như mong muốn.
Nhược điểm
Một số hạn chế của phương pháp tiêm filler cằm có thể kể đến như:
- Không cải thiện triệt để tình trạng cằm thô, lõm, ngắn mà đòi hỏi khách hàng phải tiêm bổ sung sau 6 -8 tháng để duy trì hiệu quả.
- Việc sử dụng filler kém chất lượng sẽ kéo theo nguy cơ để lại các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng khách hàng.
So sánh nên độn cằm hay tiêm filler?
Theo các chuyên gia, phẫu thuật độn cằm tuy phức tạp nhưng đem lại hiệu quả hơn hẳn việc tiêm filler. Tiêm filler chỉ có thể thay đổi tình trạng cằm lệch nhẹ và duy trì hiệu quả trong một khoảng thời gian nhất định. Trong khi đó, với phương pháp độn cằm, khách hàng có thể sở hữu chiếc cằm Vline đầy đặn, cân đối vĩnh viễn mà không cần tái chỉnh nhiều lần.

Tuy nhiên, nên độn cằm hay tiêm filler còn phụ thuộc vào từng đối tượng khách hàng. Mỗi phương pháp lại phù hợp với các cơ địa và tình trạng khác nhau:
Phẫu thuật độn cằm
- Người đủ 18 tuổi trở lên không mắc các bệnh về tim mạch và hô hấp.
- Người sở hữu cằm quá vuông, sắc cạnh, bạnh, hô, lẹm, lệch nặng khiến gương mặt mất cân đối.
- Người muốn thực hiện 1 lần duy nhất, không mất thời gian làm đẹp nhiều lần nhưng có thể sở hữu kết quả vĩnh viễn trọn đời.
Tiêm filler cằm
- Người đủ 18 tuổi trở lên không có tiền sử bị dị ứng với chất làm đầy.
- Người đã phẫu thuật độn cằm nhưng làm hỏng, chưa ưng ý và được bác sĩ khuyến khích tiêm filler.
- Người có cằm lệch nhẹ, ít khuyết điểm.
- Người muốn tiết kiệm thời gian thực hiện, không muốn chăm sóc và kiêng khem quá cầu kỳ.
Tóm lại, tùy vào từng nhu cầu thẩm mỹ, cơ địa và tình trạng cằm của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên nên độn cằm hay tiêm filler sao cho phù hợp. Quan trọng là bạn phải tìm đến các địa chỉ làm đẹp uy tín, sở hữu đội ngũ chuyên gia giỏi để tiến hành thăm khám, chụp chiếu và tư vấn, từ đó đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất cho mình.
So sánh chi phí độn cằm và tiêm filler?
Ngoài các ưu nhược điểm nêu trên, việc nên độn cằm hay tiêm filler còn bị ảnh hưởng bởi điều kiện tài chính của từng khách hàng. Hiện nay, chi phí phẫu thuật độn cằm thường cao hơn rất nhiều so với tiêm filler.
Hiện nay, mức giá độn cằm thường dao động trong khoảng từ 10 – 45 triệu đồng. Tùy vào từng cơ sở thẩm mỹ và công nghệ mà chi phí phẫu thuật độn cằm sẽ có sự chênh lệch ít nhiều. Dưới đây là bảng giá tham khảo dịch vụ độn cằm trên thị trường hiện nay:
Dịch vụ phẫu thuật độn cằm | Giá thành |
Nâng cằm V-line | 15 – 20 triệu |
Độn cằm Hàn Quốc (chất liệu thông thường) | 20 – 25 triệu |
Độn cằm 6D (chất liệu Mỹ) | 34 – 40 triệu |
Phẫu thuật trượt cằm | 35 – 45 triệu |
Vậy tiêm filler cằm có giá bao nhiêu? Trong khi đó, tiêm filler cằm sẽ có mức giá mềm hơn một chút, dao động từ 5 đến 20 triệu đồng/1cc. Chi phí này cũng có sự thay đổi tùy vào chất lượng filler. Với Hàn Quốc, mỗi buổi tiêm chỉ có tốn khoảng 6 – 8 triệu, trong đó filler Pháp sẽ có giá từ 10 – 14 triệu đồng. Dưới đây là bảng giá tham khảo dịch vụ tiêm filler cằm tại các viện thẩm mỹ hiện nay:
Loại filter | Chi phí | Liều lượng | Thời gian thực hiện |
Radies | 6-8.5 triệu | 1 cc | 10 phút |
Teoxane | 6-9 triệu | 1 cc | 10 phút |
Restylane | 6-9 triệu | 1 cc | 10 phút |
Juvederm | 6-9 triệu | 1 cc | 10 phút |
Aquamid | 9-14 triệu | 1 cc | 10 phút |
Độn cằm rồi có tiêm filler được không?
Theo các chuyên gia, khách hàng có thể kết hợp tiêm filler thêm sau khi phẫu thuật độn cằm để tạo đường nét gương mặt đầy đặn, cân đối và tự nhiên nhất. Sau khi phẫu thuật độn cằm, nếu miếng độn được cấy ghép sát viền hàm mà chưa cải thiện được tình trạng hóp lõm, da mỏng thiếu sức sống thì khách hàng có thể bơm thêm chất làm đầy theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu thắc mắc“Độn cằm rồi có tiêm filler được không?” thì câu trả lời là CÓ nhé. Tuy nhiên, tiêm filler chỉ được chỉ định sau khi khách hàng phẫu thuật độn cằm được 2-3 tháng để đảm bảo cằm đã đi vào trạng thái ổn định. Kỹ thuật này phải được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo không xảy ra biến chứng.
Độn cằm và tiêm filler cùng lúc giúp giải quyết triệt để tình trạng cằm ngắn, cằm lẹm, má hóp lệch và da dẻ xuống sắc. Kết quả thẩm mỹ cũng duy trì lâu dài hơn để chị em tự tin khoe nhan sắc rạng ngời theo thời gian.
Rủi ro của phương pháp độn cằm và tiêm filler

Tuy được đánh giá cao về hiệu quả và độ an toàn nhưng cả hai phương pháp phẫu thuật độn cằm và tiêm filler vẫn tiềm ẩn một số rủi ro không mong muốn. Điều này thường bắt nguồn từ chuyên môn yếu kém của bác sĩ, chất độn hoặc chất làm đầy không đảm bảo cũng như chế độ chăm sóc bất cần của khách hàng.
Dưới đây là các biến chứng thường gặp sau khi phẫu thuật độn cằm:
- Cằm lệch, biến dạng so với hình thái ban đầu.
- Sụn lỏng lẻo, rời khỏi vị trí đặt sau một thời gian thực hiện.
- Nhiễm trùng, hoại tử,… da
Trong khi đó, phương pháp tiêm filler sẽ không đòi hỏi kỹ thuật quá phức tạp. Thế nhưng, nếu quy định thực hiện thiếu an toàn, bác sĩ chưa có kinh nghiệm và filler không rõ nguồn gốc thì vẫn có thể xuất hiện tình trạng đau nhức, sưng viêm, nhiễm trùng và hoại tử da ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe khách hàng.
Một số lưu ý khi tiêm filler sau khi độn cằm
Tiêm chất làm đầy sau khi đã phẫu thuật độn cằm đòi hỏi yêu cầu cao về kỹ thuật thực hiện và độ an toàn. Do vậy, trước khi quyết định tân trang chiếc cằm lần hai, chị em phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Tìm hiểu thật kỹ về độ uy tín, giấy phép hoạt động, cơ sở hạ tầng, công nghệ máy móc và đội ngũ nhân sự tại cơ sở thẩm mỹ, đảm bảo địa chỉ đó phải có thương hiệu lâu năm và được Bộ Y Tế cấp phép hoạt động đàng hoàng.
- Trao đổi thẳng thắn với các bác sĩ giỏi chuyên môn, có kinh nghiệm thực hiện các ca thẩm mỹ tạo hình vùng cằm từ trước để được lắng nghe lời khuyên chân tình về tình trạng cằm, từ đó đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất.
- Nắm rõ từng dòng filler, lựa chọn các chất làm đầy có kiểm định chất lượng và độ an toàn.
- Tuân thủ mọi hướng dẫn và tư vấn của bác sĩ, không tự ý thực hiện vì nguy cơ biến chứng là rất cao.
Sau khi tiêm filler sau khi độn cằm, bạn không nên lơ là mà cần chăm sóc sức khỏe cần thận để tránh các rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra, cụ thể như sau:
- Ăn thực phẩm được ninh nhừ, mềm, dễ tiêu hóa trong 1 tuần đầu tiên, tuyệt đối không ăn các món cứng, dai, không cắn miếng quá to vì hàm sẽ bị đau nhức.
- Kiêng tuyệt đối các thực phẩm gây đau nhức, bầm tím và dị ứng như đồ nếp, rau muống, hải sản, thịt gà, thịt gò, trứng gà, các chất kích thích.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường nhiệt độ cao như xông hơi, tắm nước nóng, ánh nắng mặt trời để filler phát huy hiệu quả thẩm mỹ tối đa.
- Trong 1 tuần đầu sau khi tiêm, không nên makeup, miết mạnh vào vùng hàm và cằm để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan và filler lệch vị trí.
- Không vận động mạnh, tạo áp lực lên vùng cằm, nên cười nói và đi lại nhỏ nhẹ để cằm mau lành.
Qua những thông tin bổ ích trên, Viện thẩm mỹ quốc tế Medic Skin https://medicskin.vn/ hi vọng khách hàng có thể tự đưa ra quyết định nên độn cằm hay tiêm filler và hiểu rõ độn cằm rồi có tiêm filler được không. Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng. Tùy vào tình trạng cằm, điều kiện tài chính cũng như mức độ rủi ro mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên tốt nhất cho khách hàng.