Dâu con khi mới bước chân về nhà chồng sẽ không tránh khỏi cảm giác bỡ ngỡ, lạ lẫm. Kết hôn không phải chuyện của hai người mà còn là mối quan hệ với bố mẹ chồng, họ hàng thân thích nhà chồng. Để gia đình luôn hạnh phúc, thuận hòa, nàng dâu nào cũng phải ghi nhớ những điều kiêng kỵ khi về nhà chồng mà Viện thẩm mỹ quốc tế Medic Skin chia sẻ ngay dưới đây.
Mục lục bài viết
Những điều kiêng kỵ khi về nhà chồng, dâu con không nên làm
Dâu con khi mới về nhà chồng phải “nhập gia tùy tục”, nhanh chóng làm quen với nề nếp sinh hoạt và văn hóa nhà chồng để thích nghi cho phù hợp. Nếu sau khi kết hôn, hai bạn không dọn ra ở riêng mà sống chung với bố mẹ chồng thì dưới đây là những điều kiêng kỵ khi về nhà chồng cô dâu phải “khắc cốt ghi tâm”:
Ngủ dậy muộn
Ngủ nướng là sở thích của rất nhiều bạn trẻ bởi áp lực công việc, học hành đòi hỏi phải dậy sớm cả tuần liền. Không những thế, nhiều ông bố bà mẹ hiện đại ngày nay còn cho phép con cái được nằm dài trên giường thay vì đánh thức dậy sớm chỉ vì thương con.
Vì thế không ít nàng dâu bị quen giấc, sau khi về nhà chồng vẫn chiều chuộng bản thân bằng những giấc ngủ muộn đến tận trưa mà không biết đường dậy. Tuy đa số các gia đình hiện nay không còn quá khắt khe với con dâu về vấn đề thời gian nhưng bạn cũng nên có ý thức dậy sớm. Ngủ dậy muộn là một trong những những điều kiêng kỵ khi về nhà chồng phận làm dâu phải ghi nhớ.
Dậy sớm không chỉ là một thói quen tốt cho sức khỏe mà còn giúp nàng dâu “ghi điểm” trong mắt nhà chồng, tạo thiện cảm và xây đắp mối quan hệ tốt đẹp với các thành viên trong gia đình hơn.
Bỏ bê nhà cửa
Dọn dẹp, thu vén nhà cửa từ lâu đã được coi là trách nhiệm và nghĩa vụ của dâu hiền vợ thảo khi về nhà chồng. Không cần biết bạn giỏi giang cỡ nào ngoài xã hội nhưng khi bước về nhà, bạn vẫn phải làm tròn bổn phận của một người con dâu. Vì thế mà bỏ bê, lười dọn dẹp là một trong những điều kiêng kỵ khi về nhà chồng phụ nữ phải hết sức lưu ý.
Nhà cửa tươm tất, sạch sẽ không chỉ giúp gia đình sung túc, ấm áp hơn mà còn là tấm gương cho con cái sau này. Bạn không nhất thiết phải dọn dẹp hàng giờ đồng hồ, ngay cả khi thuê người giúp việc thì dâu con cũng không được ỉ lại hoàn toàn mà bỏ bê nhà cửa. Hãy chủ động xắn chân xắn tay dọn dẹp nhà bếp, nhà tắm để nhà cửa lúc nào cũng gọn gàng, ngăn nắp, thơm tho. Có thể nhà chồng không nói ra nhưng chắc chắn sẽ đánh giá cao đức tính tốt đẹp này của nàng dâu.
Nói năng thô tục, vô lễ
Sau khi về nhà chồng, bạn không cần quá giữ mồm giữ miệng hay khép nép, ít nói mà nên chủ động mở lòng, chia sẻ thẳng thắn để các thành viên trong gia đình hiểu về bạn hơn. Tuy nhiên, các cô dâu nên tránh việc nói năng vô lễ, thô tục, nói quá nhiều, đưa chuyện hoặc soi mói vào đời tư các thành viên trong gia đình nhà chồng.
Người xưa có câu “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, hàm ý ai sinh ra cũng phải học cách ăn nói sao cho ý tứ, tế nhị, đúng mực. Điều này lại càng quan trọng với các nàng dâu mới về nhà chồng bởi chỉ một câu từ sai lệch cũng khiến bạn gặp phải rắc rối lớn. Ăn nói thiếu suy nghĩ không chỉ gây ấn tượng xấu cho chính bạn mà còn có thể gây lục đục, mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình.
Tranh luận gay gắt với chồng
Trao đổi, tranh luận có lẽ là chuyện cơm bữa của các cặp vợ chồng bởi hôn nhân luôn tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Tuy lúc yêu có hờn dỗi, tranh cãi nhiều như thế nào nhưng sau khi kết hôn, chị em tranh cãi quá gay gắt, trịch thượng, tỏ ra mình là bề trên với chồng lại được xem là một trong những điều kiêng kỵ khi về nhà chồng mà nàng dâu tuyệt đối không nên làm.
Ông bà ta có câu “Vợ chồng đóng cửa bảo nhau”, ý chỉ sau khi kết hôn, nếu xảy ra mâu thuẫn, xung đột, bất mãn, vợ chồng phải biết nhẹ nhàng nhường nhịn nhau, cùng ngồi xuống tìm ra nguyên nhân và giải quyết trong hòa bình. Thái độ cởi mở, chân thành chia sẻ sẽ là chìa khóa để các nàng dâu dành “phần thắng” trong các cuộc tranh cãi, giữ lửa hôn nhân và vun vén gia đình hòa thuận, hạnh phúc hơn.
Quá giữ kẽ với các mối quan hệ bên nhà chồng
Là phận làm dâu con, bạn phải thường xuyên hỏi thăm, bắt chuyện với các thành viên trong gia đình để tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp về sau. Đừng nên quá giữ kẽ, thờ ơ hay trầm tính, không tôn trọng nhà chồng.
Để không phạm phải những điều kiêng kỵ khi về nhà chồng, chị em nên tiếp cận ở mức độ vừa phải, từng bước trở nên đáng tin cậy và thân thiết trong mắt mọi người. Tránh trường hợp mới về làm dâu đã vồ vập, can thiệp quá sâu vào đời sống riêng tư của mọi người. Điều này khiến bạn dễ bị hiểu nhầm và khiến mọi người cảm thấy khó chịu.
Lời khuyên cho các nàng dâu mới là nên tinh tế một chút để các mối quan hệ trong nhà luôn ở mức hợp lý, thân tình nhất.
Mời bạn bè về nhà tổ chức tiệc tùng
Ai cũng nên xây dựng mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt là với những người kinh doanh, buôn bán. Tuy nhiên, nếu là dâu con mới đặt chân về nhà chồng, chị em nên hạn chế mời bạn bè về nhà để tụ tập, nhậu nhẹt hoặc chơi bời quá thường xuyên.
Điều này sẽ cực kỳ tối kỵ nếu bạn sống chung với mẹ chồng vì nó làm ảnh hưởng đến nhiều người. Nếu muốn gặp gỡ, hàn thuyên tâm sự bạn bè, nàng dâu nên ngỏ ý mời đến những địa điểm công cộng như quán cafe, nhà hàng để đảm bảo tính riêng tư, thoải mái.
Những điều không nên làm trước khi cưới
Cưới hỏi là chuyện trọng đại của đời người nên không ai mong muốn phạm phải những điều kiêng kị trong ngày cưới. Nếu đang có ý định kết hôn thì ngoài những điều kiêng kỵ khi về nhà chồng nêu trên, bạn cũng nên nhớ lấy 10 điều tối kỵ trước và trong khi tổ chức đám cưới:
Không cưới vào năm Kim Lâu
Kim Lâu là năm cô dâu phạm tuổi có số 1,3,6,8 (tính theo tuổi âm lịch). Quan niệm dân gian cho rằng, kết hôn vào năm Kim Lâu là những năm xui xẻo, hôn nhân khó bền vững, may mắn, con cái không được phước lộc… Do vậy, người ta kiêng tổ chức đám cưới vào những năm này. Cô dâu nếu muốn phải đợi sang năm sau hoặc qua ngày đông chí của năm Kim Lâu đó.
Những điều không nên làm trước khi cưới- Không cưới khi nhà đang có tang
Con phải chịu tang bố mẹ 3 năm, cháu phải chịu tang ông bà 1 năm kể từ ngày mất theo phong tục truyền thống của người Việt. Trong thời gian này, gia đình cũng không được tổ chức hôn sự, ăn uống linh đình để bảy tỏ sự tôn kính và thương tiếc với người đã khuất.
Do vậy, nếu không thể đợi được 1 năm hay 3 năm vì đã đến tuổi lập gia đình, nhiều cặp đôi quyết định cưới chạy tang trong trường hợp bố mẹ hoặc ông bà đang ốm nặng. Lễ cưới thường được tổ chức khá đơn giản, chỉ đủ các nghi thức cần thiết với sự tham gia của những người thân thiết trong gia đình mà thôi.
Nhà gái không mời cưới trước khi tổ chức lễ dạm hỏi
Dạm hỏi rồi mới cưới xin là thủ tục bắt buộc không thể thay đổi. Do vậy, sau khi lễ dạm hỏi diễn ra thì nhà gái mới được đi mời cưới, phát thiệp cưới đến họ hàng và bạn bè gần xa. Nếu chưa tổ chức ăn hỏi mà đã đi mời cưới sẽ bị xem như là vô duyên. Điều này chỉ áp dụng cho nhà gái, còn nhà trai có thể mời trước mà không có vấn đề gì.
Cô dâu không được xuất hiện trước khi chú rể vào đón
Cô dâu không gặp mặt chú rể trước lễ cưới là truyền thống từ ngàn đời được lưu truyền nguyên vẹn đến tận ngày nay. Cô dâu phải tránh mặt, ngồi trong phòng, đợi chú rể bước vào đón, tặng hoa rồi thắp hương gia tiên, tiến hành hôn lễ chính thức thì mới không bị mất duyên.
Mẹ đẻ không đưa con gái về nhà chồng
Có một niềm tin rằng nếu mẹ đẻ đưa con gái về nhà chồng thì sẽ lấn át quyền uy của mẹ chồng. Do vậy, để mẹ đẻ tiễn con gái trong ngày cưới là một trong những điều kiêng kỵ khi về nhà chồng.
Luôn mang theo kim, muối, gạo và tiền lẻ để rải dọc đường
Trước đám cưới, mẹ cô dâu sẽ chuẩn bị cho con gái kim chỉ, tiền lẻ và muối gạo để rải trên đường rước dâu, mỗi khi qua ngã ba, ngã tư, ngã 5 hoặc cầu để mong bình an, hạnh phúc và may mắn cho hai vợ chồng. Thông thường, người ta sẽ luồn 7 hoặc 9 chiếc kim vào váy cưới cô dâu.
Không để cô dâu có bầu đi vào nhà từ cửa chính
Nhiều gia đình kiêng kị để cô dâu đang có bầu đi vào cửa chính. Thay vào đó, cô dâu đang mang thai sẽ phải đi cửa sau hoặc bước qua một chậu bồ kết nướng than trước khi vào đến nhà chồng. Lý giải cho điều này, dân gian quan niệm, tránh để cô dâu đi cửa chính là cách giải xui cho hai vợ chồng trong cuộc sống sau này, đặc biệt là trong chuyện làm ăn.
Mẹ chồng kiêng chạm mặt con dâu khi vừa về tới nhà
Một trong những điều kiêng kỵ khi về nhà chồng là mẹ chồng phải cầm bình vôi lánh đi, tránh mặt con dâu khi đoàn rước dâu với vào nhà. Điều này mang ý nghĩa là dù con dâu về nhà nhưng mẹ chồng vẫn nắm quyền làm chủ. Ngày nay, nhiều mẹ chồng thay bình vôi bằng chùm chìa khóa, tượng trưng cho tài sản trong nhà.
Sau khi cô dâu và chú rể thắp hương trình báo gia tiên, khách mời ổn định chỗ ngồi tại tư gia thì lúc này mẹ chồng mới xuất hiện đón khách và cử hành hôn lễ.
Kiêng đổ vỡ trong đám cưới
Đổ vỡ gương, bát, cốc, gãy đũa là những điều kiêng kỵ khi về nhà chồng cũng như trong đám cưới. Đây là điềm báo cho sự xui xẻo, ám chỉ cuộc sống hôn nhân dễ đổ bể, bất hòa trong tương lai.
Đầu giường và thành giường tân hôn không đối chiếu với gương lớn
Vị trí đặt giường tân hôn phải tránh đối diện với gương lớn bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của vợ chồng. Giường cũng không được đặt ở mé tây của phòng ngủ, không kê đối diện của ra vào. Vị trí này sẽ gây ra mất ngủ, bất an, đau đầu. Hơn nữa, giường tân hôn cũng không nên kê dưới xà ngang, nếu có trần giả che kín thì không sao.
Trên đây là những điều kiêng kỵ khi về nhà chồng dâu con tuyệt đối không nên làm để hôn nhân viên mãn, thuận hòa. Tuy nhiên, các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo theo phong tục truyền thống xa xưa, có thể khác nhau giữa các vùng miền nên cô dâu chỉ nên áp dụng sao cho phù hợp với lễ nghi nhà chồng.