Rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì (nam nữ 15-17 tuổi) được cho là do thay đổi nội tiết, bệnh lý, học tập căng thẳng, thiếu hụt dưỡng chất, hóa chất làm tóc… Rụng tóc quá nhiều không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, có thể tiềm ẩn một số bệnh lý nguy hiểm. Nếu để tóc rụng nhiều mất kiểm soát mà không tìm cách khắc phục, rất có thể nhiều bạn trẻ sẽ mắc chứng hói đầu ở tuổi dậy thì.
Mục lục bài viết
Nguyên nhân gây rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì
Nguyên nhân chủ yếu khiến tóc rụng nhiều ở tuổi dậy thì là do: Thay đổi nội tiết, ăn uống thiếu khoa học, học hành căng thẳng, làm tóc quá nhiều, tác dụng phụ của thuốc hoặc bệnh lý gây ra.
Thay đổi nội tiết tố gây rụng tóc ở nam nữ tuổi dậy thì
Thay đổi nội tiết tố ở tuổi dậy thì là thủ phạm khiến rụng tóc nhiều. Khi hormone testosterone ở trong trạng thái mất cân bằng, hormone Dihydrotestosterone (DHT) cũng sẽ sản sinh và tăng lên đột ngột. Đây là một hormone androgen mạnh, được enzyme 5-alpha reductase chuyển hóa từ testosterone. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định các đặc tính nam, song lại có tác dụng phụ là gây rụng tóc.
Nghiên cứu đăng trên tạp chí “Journal of Investigative Dermatology” (1992) đã chỉ ra rằng: DHT có liên quan mật thiết đến quá trình rụng tóc ở nam giới. Các nhà khoa học đã phát hiện ra, nồng độ DHT tăng đột ngột trong da đầu ở độ tuổi dậy thì khiến nang tóc teo lại, mỏng và rụng nhiều hơn.

Tóc rụng nhiều ở tuổi 17 do chế độ ăn không cân bằng
Nghiên cứu trên tạp chí “Dermatology Practical & Conceptual” năm 2017 đã cho thấy, các dưỡng chất thiết yếu như protein, sắt, kẽm và vitamin B3, B7 (đặc biệt là vitamin D và biotin) đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển và sức khỏe mái tóc. Chế độ ăn uống thiếu chất và mất cân bằng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tóc, điển hình là tình trạng tóc mỏng và gãy rụng.
Học tập căng thẳng khiến tóc rụng nhiều
Áp lực học hành, căng thẳng mệt mỏi là nguyên nhân lý giải tại sao lại rụng tóc ở tuổi dậy thì nam nữ. Ở lứa tuổi này, trẻ phải đối mặt với nhiều thay đổi về tâm sinh lý, cú sốc thi cử… ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chu kỳ phát triển của tóc. Tóc chuyển từ giai đoạn phát triển sang giai đoạn nghỉ, gây rụng tóc nhiều ở nam tuổi dậy thì so với các giai đoạn trước đó.
Rụng tóc bất thường tuổi dậy thì do tác dụng phụ của thuốc
Ở giai đoạn tuổi dậy thì 14-17 tuổi, nhiều bạn thiếu niên có sử dụng thuốc điều tiết hormone, trị mụn trứng cá…và để lại tác dụng phụ là rụng tóc nhiều. Ngoài ra, việc uống thuốc tránh thai, vitamin A liều cao, thuốc chống đông máu.. cũng có thể để lại các tác dụng phụ. Điển hình trong đó là hiện tượng rụng tóc nhiều ở nữ tuổi 17,18.

Tóc rụng nhiều ở nữ tuổi 17 do hóa chất tạo kiểu tóc
Nghiên cứu công bố trên tạp chí “Dermatology Practical & Conceptual” (2020) cho thấy, việc thường xuyên sử dụng thuốc nhuộm, thuốc tẩy và thuốc uốn tóc khiến cấu trúc tóc và da đầu bị tổn thương nghiêm trọng. Tóc dễ bị gãy và rụng mất kiểm soát.
Tình trạng rụng tóc nhiều ở tuổi mới lớn có liên quan trực tiếp đến xu hướng lạm dụng các loại hóa chất tạo kiểu. Nhiều bạn nữ tuổi teen “nghiện” uốn, duỗi, nhuộm, tẩy tóc thường xuyên. Hậu quả là tóc bị giòn, khô, yếu rụng nhiều. Chưa kể đến thói quen buộc tóc quá chật, quấn nhiều vòng cũng khiến sợi tóc bị kéo căng ra, chân tóc tổn thương và rụng thành từng mảng lớn.
Rụng tóc mất kiểm soát trong tuổi dậy thì do bệnh lý
Tuổi dậy thì rụng tóc nhiều không rõ nguyên nhân là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về da đầu và sức khỏe. Lý giải nguyên nhân rụng tóc nhiều ở nữ tuổi 17, bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh nên theo dõi triệu chứng để phát hiện sớm các bệnh lý dưới đây:
– Nhiễm trùng da đầu
– Bệnh đái tháo đường
– Cường giáp hoặc suy giáp
– Hội chứng buồng trứng đa nang – nguyên nhân rụng tóc nhiều ở nữ tuổi 17.
– Bệnh Lupus.
– Chứng rụng tóc từng mảng (Alopecia areata)

Nếu thấy rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì kèm theo các triệu chứng bất thường như rụng theo mảng lớn, đóng vảy da đầu, suy nhược, mệt mỏi… cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa đề được thăm khám kịp thời.
Cách khắc phục rụng tóc ở tuổi dậy thì
Rụng tóc ở tuổi dậy thì có thể khắc phục bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, chăm sóc tóc đúng cách, quản lý stress và kiểm tra sức khỏe định kỳ. Việc duy trì một lối sống lành mạnh và thực hiện các biện pháp chăm sóc tóc sẽ giúp giảm thiểu tình trạng rụng tóc và duy trì mái tóc khỏe mạnh.
Bổ sung thêm sắt và protein nuôi dưỡng tóc chắc khỏe
Nghiên cứu cho thấy, rụng tóc nhiều trong tuổi dậy thì là do cơ thể thiếu hụt sắt, kẽm và biotin. Do vậy, việc cải thiện chứng rụng tóc phải bắt đầu từ chế độ dinh dưỡng khoa học. Đảm bảo bổ sung đầy đủ các nhóm chất và vitamin thiết yếu, đặc biệt là sắt để nang tóc phát triển khỏe mạnh. Trong đó, các thực phẩm như bưởi, chuối, cải bó xôi, bơ, sò, khoai lang, cá… giúp tóc chắc khỏe và ít rụng hơn.
Bổ sung Protein: Tóc được làm từ keratin, một loại protein. Đảm bảo cung cấp đủ protein từ các nguồn như thịt gà, cá, trứng, đậu và các sản phẩm từ sữa.
Bổ sung Sắt: Sắt giúp vận chuyển oxy đến các nang tóc. Ăn các loại thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, gan, hải sản, rau cải bó xôi và các loại đậu.
Vitamin và khoáng chất: Đảm bảo cung cấp đủ vitamin A, C, D, E và các khoáng chất như kẽm và biotin từ các nguồn như trái cây, rau xanh, các loại hạt và ngũ cốc.

Kích thích tóc mọc từ sản phẩm thiên nhiên
Chăm sóc tóc bằng các loại dầu gội, dầu xả, mặt nạ tóc phù hợp… để cải thiện tình trạng rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì. Kết hợp các loại dầu dưỡng ẩm thiên nhiên như dầu argan hoặc dầu dừa, chải tóc bằng lược thưa nhẹ nhàng cũng giúp tóc mau chóng mọc dài trở lại.
Giữ tâm lý thoải mái để giảm rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì
Thường xuyên massage da đầu để giữ tâm trạng thư giãn, thoải mái. Nếu học tập, thi cử quá căng thẳng, các bạn trẻ nên dành thời gian nghỉ ngơi, tham gia các hoạt động thể thao, tâm sự với người thân, bạn bè để giải tỏa tâm lý.
Tránh lạm dụng hóa chất tạo kiểu tóc
Thay vì dùng máy sấy nóng tác động trực tiếp vào da đầu thì bạn nên để tóc khô tự nhiên. Đặc biệt, các bạn nữ nên hạn chế nhuộm và tạo kiểu tóc với hóa chất nhiệt độ cao.

Nếu áp dụng các mẹo trên đây mà tình trạng rụng tóc bất thường ở tuổi 15,16,17 không có dấu hiệu cải thiện, cha mẹ phải đưa trẻ đến thăm khám bác sĩ để tìm ra hướng điều trị kịp thời.
Rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì có mọc lại không?
Rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì có thể mọc lại sau một thời gian khi không còn mất cân bằng hormone và ổn định về tâm sinh lý. Tuy nhiên, rụng tóc ở tuổi dậy thì có liên quan đến yếu tố bệnh lý, nang tóc bị phá hủy, teo yếu thì khả năng tóc mọc lại là rất thấp. Vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu rụng tóc bất thường ở nam nữ tuổi 15-17, hay đi khám sớm nhất để tìm ra nguyên nhân và giải pháp điều trị.
Rụng tóc nhiều ở tuổi dậy khiến trẻ có cảm giác tự ti, lo lắng, bất an. Không chỉ là ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, rụng tóc nhiều ở tuổi dậy thì còn ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của trẻ. Vậy nên, khi phát hiện những dấu hiệu tóc rụng nhiều bất thường, ba mẹ cần can thiệp sớm và cho trẻ đi khám.