Tiêm filler bị nổi mụn là một tác dụng phụ phổ biến sau khi bạn thực hiện phương pháp tiêm chất làm đầy vào cơ thể. Bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp thắc tiêm filler bị nổi mụn có sao không? Và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Mục lục bài viết
Tiêm filler bị nổi mụn là như thế nào?
Tiêm filler thường gây nổi mụn dưới 1 số dạng tổn thương sau:
Tiêm filler môi bị nổi mụn nước
Đến nay, ghi nhận rất nhiều ca tiêm filler bị nổi mụn nước thế nhưng vẫn chưa rõ nguyên nhân cụ thể là gì. Thế nhưng trường hợp này thường gặp nhiều ở các địa chỉ tiêm filler tự phát, nhỏ lẻ không có tên tuổi. Rất có thể là do filler kém chất lượng, không đạt chuẩn.
Tiêm filler môi bị nổi mụn trắng
Da môi khá nhạy cảm, vì thế khi muốn thẩm mỹ vùng này bạn cần tham khảo địa chỉ tiêm uy tín, tránh tiền mất tật mang. Tiêm filler đều, quá liều hoặc tay nghề kém rất dễ khiến môi nổi mụn trắng.
Tiêm filler cằm bị nổi mụn
Ngoài ra cũng có một vấn đề mà nhiều người gặp phải chính là tiêm filler cằm sau đó bị nổi mụn. Điều này có thể do 2 yếu tố dẫn tới: nếu mụn trong thời gian ngắn là do phản ứng sau tiêm thời gian đầu, nếu nổi mụn lâu dài không khỏi là do cơ thể không thể thích nghi với loại filler đó.
Nổi mụn sau khi tiêm filler có nguy hiểm không?
Như đã nói ở trên, nổi mụn sau tiêm là quá trình tự nhiên. Thế nhưng không phải trường hợp nào cũng giống nhau và việc nổi mụn kéo dài cũng có thể là do biến chứng của tiêm filler kém chất lượng. Để đánh giá nổi mụn có nguy hiểm không thì nó còn phụ thuộc vào 1 số yếu tố khách quan và hiện tượng kèm theo.
Thông thường tình trạng nổi mụn sẽ biến mất sau 7-10 ngày, khi da ổn định trở lại. Tuy nhiên nếu sau thời gian đó, vẫn duy trì tình trạng nổi mụn và có thêm 1 số triệu chứng bất ổn khác. Thì lúc này bạn nên đến các cơ sở y tế hoặc gặp chuyên gia để được lắng nghe lời khuyên.
Có được nặn mụn sau khi tiêm filler không?
Sau tiêm filler, da cần thời gian 5-10 ngày để hồi phục hoàn toàn, tùy vào cơ địa và vùng tiêm của mỗi người mà thời gian lành lại sẽ khác nhau. Chính vì thế, da của chúng ta lúc này đang rất nhạy cảm và không ổn định. Việc tác động ngoại lực lên da là không nên, bao gồm việc bóp, nặn hoặc tác động từ dụng cụ lấy nhân mụn.
Việc nặn mụn sau khi tiêm filler không chỉ khiến biến dạng vùng vừa tiêm vì filler chưa kịp định hình mà còn dễ gây nhiễm trùng da nữa đó. Vậy không nên nặn mụn sau khi tiêm filler bạn nhé!
Nguyên nhân tiêm filler bị nổi mụn
Bị nổi mụn là tác dụng phụ thường gặp sau mỗi lần sử dụng các chất làm đầy, bao gồm cả file. Hiện tượng nổi mụn sau tiêm có thể do 1 số nguyên nhân sau đây gây ra:
- Sử dụng sai filler: trong nhiều trường hợp, nếu sử dụng sai filler hay filler không phù hợp với tình trạng da, vùng da đang cần thẩm mỹ không thể ngay lập tức thích nghi với chất làm đầy vừa được đưa vào cơ thể. Sẽ gây ra một số phản ứng như: nổi mụn, dị ứng, viêm da, sưng tấy,… từng vùng làm cho da không thể thích nghi được với filler sau khi filler được tiêm vào cơ thể, từ đó có thể gây ra các tác dụng phụ như nổi mụn, gây sưng, mẩn đỏ, dị ứng, viêm da,…
- Kỹ thuật tiêm sai cách: tiêm filler nghe có vẻ đơn giản nhưng nó cũng là thủ thuật đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác của người thực hiện. Chỉ cần một sai lệch nhỏ trong khi tiêm có thể gây nên ảnh hưởng tiêu cực cho cơ thể và nhan sắc của khách hàng.
- Tiêm filler quá liều: liều lượng tiêm đóng vai trò vô cùng quan trọng mà bạn cần lưu ý trước khi đưa vào cơ thể. Không phải tiêm bao nhiêu cũng được mà mỗi vùng đều sẽ được quy định định lượng phù hợp. Nếu quá liều sẽ dẫn tới tình trạng căng da, mạch máu bị tắc nghẽn, tắc lỗ chân lông nên nổi mụn và kéo dài. Đọc ngay bài viết Giải đáp: Tiêm filler cằm cần bao nhiêu cc là đẹp và an toàn nhất?
Cách điều trị mụn do tiêm filler
Khi bị nổi mụn sau khi tiêm filler, bạn có thể áp dụng một số cách chăm sóc da sau khi tiêm filler để hạn chế bị nổi mụn dưới đây:
- Đầu tiên, các nàng có thể dùng thuốc Tylenol nếu cảm thấy đau nhức. Đây là loại thuốc được nhiều bác sĩ khuyến cáo là có thể sử dụng.
- Tiếp đó là sử dụng thuốc bôi Arnica nhằm làm mờ vết thâm. Tuy nhiên liều lượng cần được tham khảo bởi chuyên gia.
- Chăm sóc da mặt bài bản, hạn chế chạm tay lên vết thương và không tác động mạnh lên chỗ tiêm filler.
- Hạn chế tắm nước quá nóng, xông hơi và massage vì sẽ ảnh hưởng xấu tới định hình của filler. Đồng thời cũng nên hạn chế các hoạt động mạnh về thể chất
- Bạn vẫn có thể thoa kem chống nắng và trang điểm, nhưng nên chọn những loại có kết cấu lành tính và được chiết xuất từ thiên nhiên. Tránh sử dụng mỹ phẩm dày cộm hoặc hóa chất quá nhiều
Trên đây là những kinh nghiệm mà Medic Skin muốn chia sẻ tới chị em nào sau tiêm filler bị nổi mụn biết cách khắc phục. Hy vọng bài viết đem lại nhiều thông tin hữu ích, cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.