Tóc rụng không có chân tóc do nhiều nguyên nhân như rối loạn nội tiết, thiếu hụt dinh dưỡng, căng thẳng stress, môi trường ô nhiễm, hóa chất tác động. Người bệnh cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời bằng cách thay đổi thói quen chăm sóc tóc, ăn uống và ngủ nghỉ hợp lý, hạn chế căng thẳng và thăm khám bác sĩ chuyên khoa da liễu.
Mục lục bài viết
Nguyên nhân rụng tóc không có chân tóc
Tóc rụng không thấy chân tóc có thể xuất phát từ nguyên nhân như rối loạn nội tiết, thiếu hụt dinh dưỡng, căng thẳng stress, môi trường ô nhiễm, hóa chất tác động. Rụng tóc không thấy chân tóc là trường hợp tóc rụng mà không có phần nang tóc (gốc tóc) đi kèm. Nang tóc là phần chứa các tế bào gốc giúp tóc mọc lại.
Rối loạn nội tiết tố là nguyên nhân gây rụng tóc hàng đầu
Rối loạn nội tiết là nguyên nhân phổ biến gây rụng tóc mất chân tóc ở cả nam và nữ. Ở phụ nữ, nồng độ estrogen tăng giảm đột ngột khi sử dụng biện pháp tránh thai hoặc trong tuổi mãn kinh khiến nội tiết tố androgen bị rối loạn. Tóc sẽ suy yếu và gãy ở phần thân. Chính vì vậy mà rụng tóc thời kỳ mãn kinh thường có xu hướng gia tăng.
Nam giới rụng tóc không có chân tóc lại có sự liên quan mật thiết với sự gia tăng nội tiết tố nam dihydrotestosterone (DHT). DHT sinh ra khi testosterone bị thiếu hụt, khiến nang tóc ngừng tái tạo và phát triển, rút ngắn tuổi thọ và rụng nhiều hơn. Hói đầu nam giới thường có xu hướng lan rộng về 2 bên thái dương và phía đỉnh đầu.

Thiếu hụt dinh dưỡng gây rụng tóc
Rụng tóc nhiều cảnh báo cơ thể đang thiếu kẽm, sắt và vitamin. Cơ thể cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để nuôi sống cơ thể, trong đó có các tế bào nang tóc. Nếu thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất thiết yếu như vitamin A, B7, D, E, protein, kẽm, sắt, canxi, omega 3, tóc sẽ rụng trầm trọng.
Căng thẳng stress kéo dài
Tóc rụng không có chân tóc thường gặp ở những người thường xuyên căng thẳng, stress. 70% số lượng nang tóc chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi, tăng hơn 50% so với khi tâm lý trong trạng thái ổn định. Áp lực công việc, cuộc sống khiến tinh thần xuống cấp, hệ miễn dịch suy yếu và nang tóc trở nên dễ gãy rụng hơn. Tóc rụng cấp tính sẽ diễn ra liên tục trong 3-6 tháng và sẽ mọc trở lại khi căng thẳng được kiểm soát hoàn toàn.

Ô nhiễm từ môi trường sống
Sống trong môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, độc hại… không chỉ gây hại cho sức khỏe tổng thể mà còn gây ra tình trạng tóc rụng không có chân tóc. Hậu quả là da đầu suy yếu, nang tóc viêm nhiễm và hư hại nghiêm trọng. Kéo theo đó lag tóc rụng tiêu biến phần chân tóc và các vấn đề liên quan đến da đầu như nấm ngứa, gàu, nhiễm trùng da đầu.
Ngủ không đủ giấc khiến tóc rụng không có chân tóc
Thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc khiến cơ thể không thể phục hồi và tái tạo các tế bào mầm tóc. Quá trình sinh trưởng của tóc bị gián đoạn khiến tóc rụng nhiều hơn. Ngoài ra, mất ngủ cũng gây căng thẳng tâm lý, tạo môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây rụng tóc tấn công. Tóc mỏng và yếu dần, rụng không để lại chân tóc.
Hóa chất và tác động nhiệt làm tóc hư tổn
Thường xuyên uốn, nhuộm, sấy nhiệt cao hoặc sử dụng hóa chất tạo kiểu làm tăng nguy cơ tóc rụng không có chân tóc. Theo thời gian, nang tóc bị tổn thương, rụng đi và khó mọc trở lại. Nếu không được khắc phục kịp thời, tóc có thể biến mất vĩnh viễn, để lại các điểm hói trên da đầu. Việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc chứa hóa chất sulfate và paraben cũng khiến tóc rụng mất kiểm soát.
Ngoài ra, rụng tóc mất chân tóc còn do lực kéo liên tục trong quá trình chải tóc, buộc tóc, búi tóc của nhiều chị em.

Nang tóc teo nhỏ, thiếu dưỡng chất
Những người sở hữu nang tóc yếu do di truyền, bẩm sinh, tuổi tác hoặc da đầu nhạy cảm cũng phải đối diện với tình trạng tóc rụng mà không có chân. Nang tóc teo mảnh đến mức chỉ cần vuốt nhẹ đã rụng đầy tay. Nguy cơ mất đường chân tóc vĩnh viễn là rất cao.
Tác dụng phụ của thuốc
Theo Hiệp hội Rụng tóc Hoa Kỳ (American Hair Loss Association), rụng tóc không để lại chân là một trong những tác dụng phụ thuốc trị bệnh. Sử dụng thuốc tránh thai, thuốc làm loãng máu, thuốc trầm cảm, thuốc chống viêm thời gian dài khiến tóc mỏng và thưa hơn. Các loại thuốc hóa trị trong điều trị ung thư gây mất tóc hoàn toàn, hói đầu bằng cơ chế tiêu diệt các tế bào ung thư, trong đó có tế bào mầm tóc.
Cách trị rụng tóc không có chân tại nhà
Thay đổi thói quen chăm sóc tóc, cân bằng dinh dưỡng, bổ sung dưỡng chất chuyên biệt cho tóc, hạn chế căng thẳng là những giải pháp giúp phục hồi và phòng ngừa tóc rụng không có chân tóc tại nhà.
Thay đổi thói quen chăm sóc tóc
Có thể bạn không để ý kỹ nhưng chính thói quen chăm sóc tóc sẽ tác động không nhỏ đến sức khỏe mái tóc. Dưới đây là một số biện pháp giúp hạn chế tình trạng tóc gãy phần thân:
– Không gội đầu quá thường xuyên: Nên gội đầu với tần suất vừa phải, 2-3 lần/tuần là hợp lý. Gội đầu liên tục làm mất đi lớp dầu tự nhiên, khiến tóc khô và dễ gãy. Gội đầu quá ít lại khiến da đầu nấm ngứa, chân tóc bít tắc kìm hãm sự phát triển của nang tóc.
– Không gãi đầu, vò đầu quá mạnh: Nên massage da đầu nhẹ nhàng để các bụi bẩn và dầu nhờn bong ra, tăng cảm giác thư thái và kích thích lưu thông máu tốt hơn.
– Sử dụng dầu xả sau khi gội: Dầu xả giữ ẩm và làm mềm tóc, giúp tóc mượt hơn sau khi khô.
– Không chải tóc khi ướt: Chải tóc ướt làm tăng nguy cơ gãy rụng vì tóc ướt thường rất yếu và dễ bị tổn thương.
– Không lạm dụng hóa chất và nhiệt cao lên tóc: Chỉ nên làm tóc (tạo kiểu, uốn nhuộm khoảng 1-2 lần/năm và kéo dài tối đa khoảng cách giữa các lần sử dụng hóa chất. Nên để tóc khô tự nhiên thay vì sấy nóng để đảm bảo sự chắc khỏe cho chân tóc.
– Tránh tác động mạnh lên tóc: Không buộc, búi tóc quá chặt vì lực kéo căng trong thời gian dài sẽ khiến tóc bị đứt gãy hàng loạt.
– Bảo vệ mái tóc trước ánh nắng mặt trời: Tình trạng tóc rụng không có chân tóc sẽ giảm đi đáng kể nếu mái tóc được che chắn và bảo vệ khỏi của tia UV gây lão hóa.

Cải thiện chế độ dinh dưỡng phù hợp
Ngoài việc chăm sóc tóc đúng cách, những người thường xuyên bị rụng tóc không có chân cũng cần tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho mái tóc như protein, omega 3, vitamin và biotin. Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp tóc chắc khỏe mà còn hạn chế nguy cơ tóc rụng không thấy chân tóc.
– Ăn nhiều trái cây và rau củ chứa nhiều vitamin A: Xây dựng thực đơn với đa dạng các loại trái cây, rau củ giàu beta-caroten như dưa hấu, cam, quýt, chuối, nho, cải xanh, bí đao, cà rốt… Beta-carotene sau khi nạp vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A giúp tuyến nhờn hoạt động ổn định, tăng độ đàn hồi và cấp ẩm vừa phải để nang tóc phát triển nhanh hơn.
– Bổ sung đầy đủ protein: Mỗi ngày, bạn cần nạp tối thiểu 50g protein từ các loại thịt, cá, đậu, ngũ cốc… Thay vì bổ sung protein động vật, bạn nên ưu tiên sử dụng protein thực vật để tránh tình trạng tóc rụng nhiều hơn do thừa đạm trong cơ thể.
– Đa dạng thực phẩm giàu vitamin B5 và vitamin B7 (biotin): Vitamin B5 và vitamin B7 nuôi dưỡng tóc chắc khỏe có nhiều trong các loại thực phẩm như gan, lòng đỏ trứng gà.
– Các thực phẩm giàu omega-3: Hàm lượng omega-3 dồi dào trong quả bơ, dầu gấc, cá hồi, dầu oliu và lòng đỏ trứng… là thành phần chủ yếu cấu tạo nên cấu trúc nang tóc. Tử đó ngăn ngừa tóc rụng không có chân tóc hiệu quả.
– Hạn chế các chất kích thích: Nếu đang điều trị rụng tóc, bệnh nhân nên tạm ngừng chế độ ăn kiêng hiện tại. Đồng thời, hạn chế tiêu thụ chất kích thích, đồ uống có gas… để tóc nhanh mọc lại và duy trì vẻ óng mượt cho mái tóc.

Dùng nguyên liệu thiên nhiên chăm sóc tóc
Ủ và dưỡng tóc tại nhà bằng các nguyên liệu thiên nhiên có thể giúp phòng và điều trị chứng tóc rụng không có chân tóc an toàn và cực kỳ tiết kiệm. Dưới đây là một số nguyên liệu chăm sóc tóc “thần thánh” giúp nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe và bồng bềnh hơn:
– Tinh dầu bưởi: Tinh dầu bưởi cung cấp nhiều vitamin A, C, các chất chống oxy hóa rất tốt cho tóc. Bạn có thể xịt tinh dầu bưởi lên bề mặt da đầu sau khi gội và dùng ngón tay massage nhẹ nhàng
– Dầu dừa: Vitamin E, khoáng chất và các chất chống oxy hóa trong dầu dừa giúp làm mềm, cấp ẩm và cải thiện độ đàn hồi cho nang tóc. Bạn chỉ cần thoa dầu dừa lên thân tóc, massage nhẹ nhàng từ gốc đến ngọn, ủ tóc 30 phút rồi gội sạch đầu là xong. Dầu dừa giúp làm mềm tóc, cung cấp dưỡng chất và độ ẩm cần thiết cho tóc.
– Nước vo gạo: Nước vo gạo chứa nhiều protein, vitamin B, chất xơ và inositol có khả năng thẩm thấu sâu vào các nang tóc, kích thích mọc tóc nhanh và chắc khỏe. Thay vì bỏ nước vo gạo hàng ngày, bạn nên chắt lấy phần nước giàu tinh bột này, ủ qua đêm cho lên men rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Nước gạo vo sau khi lên men sẽ có mùi chua nhẹ, phát huy hiệu quả tuyệt vời trong việc ngăn ngừa rụng tóc không có chân tóc.

Kiểm soát căng thẳng
Để cải thiện chứng rụng tóc không có chân tóc, người bệnh cần hạn chế căng thẳng, stress đè nặng lên tâm lý. Tinh thần ổn định giúp điều hòa lưu thông máu, cung cấp oxy và dưỡng chất cho nang tóc phát triển khỏe mạnh và giảm thiểu tình trạng gãy rụng, xơ rối.
Bên cạnh đó, duy trì thói quen vận động, chơi thể thao thường xuyên như đi bộ nhẹ nhàng, ngồi thiền, bơi lội, yoga cũng là cách để cơ thể thư giãn và tăng đề kháng trước các tác nhân gây hại cho da đầu.
Ngủ sâu và đủ giấc
Ngủ sâu và đủ giấc giúp cơ thể nạp lại năng lượng, thúc đẩy quá trình lưu thông máu và ngăn tó xơ rối, gãy rụng. Vì vậy, hãy xây dựng thói quen ngủ sớm, ngủ đúng giờ và đủ giấc, kết hợp với các hoạt động thể chất nhẹ nhàng trước khi ngủ để tâm trạng thoải mái và sảng khoái hơn sau khi thức dậy.

Thăm khám bác sĩ chuyên khoa da liễu
Nếu đang bị rụng tóc không thấy chân nghiêm trọng, không có dấu hiệu phục hồi, người bệnh nên chủ động liên hệ với các bác sĩ chuyên gia da liễu tại Viện thẩm mỹ quốc tế Medic Skin được kiểm tra và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý. Tùy vào từng nguyên nhân và tình trạng sức khỏe mà các bác sĩ da liễu sẽ tư vấn và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.

Tóc rụng không có chân tóc không nguy hiểm nhưng cần được phát hiện và điều trị kịp thời để duy trì mái tóc suôn mượt, bồng bềnh từ gốc. Để khắc phục tóc gãy không có chân, người bệnh nên thay đổi chế độ chăm sóc tóc, dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý, giữ tâm lý thoải mái, tăng cường đề kháng dưỡng tóc chắc khỏe từ sâu bên trong.