Viêm da cơ địa ở mặt không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn khiến gương mặt của bạn trở nên mất thẩm mỹ. Bệnh này thường tái phát liên tục thành từng đợt, do đó bạn cần phải điều trị kịp thời để tránh khỏi nguy cơ bị bội nhiễm. Viêm da cơ địa ở mặt có tự khỏi được không? Cần điều trị như thế nào? Hãy cùng Medic Skin tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!
Mục lục bài viết
Viêm da cơ địa ở mặt là bệnh gì?
Viêm da cơ địa ở mặt là một tổn thương ngoài da gây khô, đỏ da, bong tróc, nổi mụn, khó chịu. Do đặc tính da mặt nhạy cảm, mỏng và thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố kích ứng nên rất khó điều trị, dễ tái phát. Đa phần, viêm da cơ địa ở mặt thường gặp ở nhiều trẻ em và phụ nữ.
Viêm da cơ địa ở mặt gây ra nhiều khó chịu cho bệnh nhân. Đối với trường hợp nặng, da mặt có thể bị viêm, sưng phù, chảy dịch, dễ nhiễm khuẩn. Viêm da nhiễm khuẩn, bội nhiễm dễ lan sang các khu vực lân cận như vùng cổ, sau tai,… Nếu bệnh tiến triển nặng, bệnh có thể là điều kiện gây bùng phát các vấn đề về sức khoẻ như:
- Tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công làm bùng phát bệnh viêm mũi dị ứng.
- Có nguy cơ dẫn đến tình trạng viêm kết mạc mắt.
- Gia tăng tỷ lệ mắc các chứng bệnh dị ứng, bệnh mãn tính như hen suyễn.
- Người mắc bệnh trong thời gian dài thường xuyên mệt mỏi, có thể gặp ảnh hưởng về giấc ngủ và gây ra nhiều khó chịu khác trong sinh hoạt.
- Triệu chứng ngoài da gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc.
Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa ở mặt
Viêm da cơ địa ở mặt được xem là tình trạng tổn thương mãn tính trên da với các triệu chứng viêm nhiễm có thể kéo dài và tái phát nhiều lần nếu không được chữa trị kịp thời. Theo như thống kê, trẻ em có tỉ lệ mắc viêm da cơ địa ở mặt cao hơn người lớn, với các triệu chứng khác nhau:
- Triệu chứng ở trẻ nhỏ
Tổn thương da thường bắt đầu xuất hiện ở hai bên má và lan dần sang những vùng da khác. Làn da bé khô ráp và có xuất hiện các mụn nước li ti, nhiều bé ngứa ngáy khó chịu và đưa tay lên gãi khiến vụn nước bị vỡ. Từ đó gây ra hiện tượng tiết dịch mủ và đóng vảy trên da.
- Triệu chứng ở người lớn
Tổn thương trên da có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên khuôn mặt. Ban đầu có thể có những nốt ban đỏ và ngứa ngáy nhẹ, sau đó cảm giác ngứa ngáy tăng dần, chuyển từ âm ỉ đến dữ dội, đặc biệt là khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như hóa chất hoặc phấn hoa.
Nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa ở mặt
Theo các chuyên gia da liễu, bệnh viêm da cơ mặt có thể do các nguyên nhân gây ra như:
- Di truyền: Theo như nghiên cứu, có khoảng 60% trẻ mắc viêm da cơ địa khi có bố hoặc mẹ từng gặp phải tình trạng này. Nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh thì tỷ lệ này có thể lên đến 80%.
- Hệ miễn dịch bị suy giảm: Đây là một trong những nguyên nhân khiến các loại vi khuẩn, virus từ môi trường thâm nhập và trú ngụ trên da dễ dàng hơn.
- Dị ứng: Những tác nhân như thay đổi thời tiết, phấn hoa, mỹ phẩm, hoá chất, lông động vật, chất liệu vải,… Cũng khiến da bị dị ứng và tổn thương gây viêm nhiễm.
Ngoài ra, một số những yếu tố khác như căng thẳng, stress, viêm da do tiếp xúc,… Cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến da nhạy cảm và dễ bị kích ứng hơn, dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm.
Cách chữa trị viêm da cơ địa ở mặt hiệu quả tại nhà
Do cấu trúc ở da mặt thường mỏng và yếu nên khi viêm da xuất hiện ở các vị trí này thường sẽ gây nên các tổn thương sâu và để lại thâm sẹo. Do đó, việc điều trị viêm da cơ địa ở mặt không chỉ tập trung vào khắc phục các triệu chứng mà còn phải hỗ trợ phục hồi da và làm giảm nguy cơ thâm sẹo.
Chữa viêm da cơ địa bằng lá khế
Theo đông y, khế có tính mát, mang lại công dụng thanh nhiệt, giải độc. Trong lá khế có chứa rất nhiều thành phần có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Do đó, sử dụng lá khế trị viêm da cơ địa ở mặt sẽ giúp người bệnh giảm các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu.
Cách thực hiện như sau:
- Rửa sạch lá khế rồi vò nát
- Bạn cho lá khế vào nồi nước đun sôi, bỏ thêm muối
- Khi nước lá khế sôi, bạn tắt bếp và để nguội nước, sau đó dùng khăn bông mềm, rửa sạch trực tiếp vùng da tổn thương.
Sử dụng lá đinh lăng chữa trị viêm da cơ địa ở mặt
Lá đinh lăng được coi là vị thuốc quý trong dân gian, có tính mát, tác dụng giải độc, giảm đau, trị viêm, chống dị ứng, mụn nhọt hiệu quả. Không những vậy, lá đinh lăng còn giúp kháng khuẩn, làm lành mô da rất tốt.
Cách thực hiện như sau:
- Rửa sạch lá đinh lăng và lá huyết dụ sau đó để ráo nước
- Đun sôi nước và đợi nước cạn khoảng ⅓ so với ban đầu thì tắt bếp
- Đợi nước nguội bớt rồi uống trực tiếp khi còn ấm để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
Trị viêm da cơ địa ở mặt bằng mật ong
Mật ong là nguyên liệu tự nhiên, mang lại rất nhiều công dụng tốt trong sức khoẻ và làm đẹp. Mật ong có chứa nhiều hoạt chất có khả năng chống viêm, giảm ngứa ngáy, cân bằng độ pH trên da. Vì thế, sử dụng mật ong trị viêm da cơ địa ở mặt là giải pháp hiệu quả mà bạn có thể áp dụng tại nhà.
Cách thực hiện như sau:
- Sau khi rửa sạch vùng da bị viêm, bạn thoa trực tiếp mật ong lên da và chờ trong khoảng 15 phút để hoạt chất ngấm vào da.
- Dùng khăn bông mềm, dùng nước ấm rửa sạch mặt, lau khô. Nên thực hiện mỗi ngày 1 lần cho đến khi tình trạng được cải thiện.
Nha đam trị viêm da cơ địa ở mặt
Dùng gel nha đam chữa viêm da cơ địa tại nhà là một cách được ưa chuộng hiện nay. Nguyên liệu này giúp làm ẩm, làm dịu da, cải thiện được tình trạng da khô, nứt nẻ, ngứa ngáy.
Cách thực hiện như sau:
- Rửa sạch nha đam, loại bỏ nhựa
- Gọt vỏ, lấy phần gel nha đam bên trong
- Thoa trực tiếp nha đam lên vùng da bị tổn thương hoặc băm nhuyễn và đắp
- Thực hiện đều đặn 3-4 lần mỗi tuần đến khi có hiệu quả.
Nên kiêng gì khi bị viêm da cơ địa
Người bị viêm da cơ địa nên kiêng ăn các loại thực phẩm lạ miệng, có tính lạnh, dễ gây kích ứng, dị ứng, tăng phản ứng viêm, ngứa như: Hải sản (tôm, cua, mực, ghẹ,…) thịt đỏ, nhộng tằm, đồ ăn và các loại gia vị cay nóng, đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá,…
Đồng thời, người bệnh tránh sử dụng nước quá nóng trên da mặt vì sẽ dễ gây khô da, hạn chế sử dụng sữa rửa mặt, mỹ phẩm tránh tình trạng dị ứng mỹ phẩm. Không nên gãi ngứa nhiều sẽ khiến tình trạng trở nên tổn thương nặng hơn.
Các biện pháp phòng tránh viêm da cơ địa ở mặt tái phát
Hiện tại chưa có vaccine phòng bệnh viêm da cơ địa, tuy nhiên chúng ta vẫn có thể phòng ngừa bệnh khởi phát bằng những cách sau:
- Vệ sinh mặt sạch sẽ và thường xuyên, đặc biệt sau khi đổ nhiều mồ hôi, sau khi chơi thể thao, tiếp xúc trong môi trường nhiều bụi ô nhiễm.
- Bôi kem dưỡng ẩm cho da sau rửa mặt để tránh da bị khô gây nứt nẻ, viêm nhiễm.
- Hạn chế rửa mặt bằng nước nóng để tránh kích thích da, gây ngứa và viêm.
- Lựa chọn nước hoa, mỹ phẩm, sữa rửa mặt, tẩy da chết dịu nhẹ, phù hợp với làn da của bạn. Nên đọc kỹ thành phần để tránh gây kích ứng da.
- Hạn chế ăn hải sản, uống rượu bia, không hút thuốc lá,… Có thể gây kích thích dị ứng và ngứa ngáy.
- Không tự ý mua thuốc chống dị ứng, cần uống thuốc theo toa của bác sĩ.
Bệnh viêm da cơ địa ở mặt tuy không thể điều trị dứt điểm được nhưng vẫn có thể kiểm soát được. Hãy điều trị sớm và kịp thời để có thể giảm các triệu chứng ngứa ngáy và tránh hiện tượng bội nhiễm nhé! Truy cập ngay Website: https://medicskin.vn/ để tìm hiểu nhiều thêm về bệnh viêm da cơ địa.