Các vết sẹo tuy không ảnh hưởng sức khỏe nhưng lại là nỗi tự ti nhiều người, có một số người còn vướng phải nhiều rào cản tâm lý vì vô tình có vết sẹo quá lớn ở nơi dễ thấy. Vì thế một số cách xóa sẹo thâm ở chân lâu năm nhận được nhiều sự quan tâm từ người dùng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu kỹ hơn nhé!
Mục lục bài viết
Nguyên nhân xuất hiện vết sẹo thâm ở chân
Sẹo thâm ở chân nói riêng và các vết sẹo trên cơ thể nói chung đều được hình thành do vết thương hở không được chăm sóc kỹ càng. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục các vết sẹo này bằng việc chăm sóc da. Chỉ cần biết cách bảo vệ và dưỡng mô sẹo,hắc sắc tố không bị đẩy lên, collagen tái tạo bình thường thì khả năng để lại sẹo là rất thấp. Có nhiều nguyên nhân hình thành sẹo thâm ở chân như: Tai nạn, da bị trầy xước, chảy máu, côn trùng cắn, muỗi đốt, bỏng bô xe, vết mổ phẫu thuật, bệnh thủy đậu, ghẻ lở, côn trùng đốt, vết thương té xe trầy chân nữ…

Ngoài ra, còn tồn tại một số nguyên nhân khác hình thành sẹo ở chân. Đặc điểm chung của các vết sẹo là sợi đàn hồi và Collagen mới sẽ dần có xu hướng cứng đầu hơn và sẫm màu theo thời gian. Chính vì thế bạn cần tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt tránh trường hợp sẹo lì, chai cứng càng khó điều trị hơn.
Tại sao chân lại dễ bị thâm sẹo?
Các vết thương do va chạm, tai nạn, trầy xước thường xuất hiện ở chân là do bản năng của chúng ta có xu hướng dùng chân để chống đỡ cơ thể.
Các vết thương ở chân sau khi xuất hiện và dần lành lại sẽ gây cảm giác ngứa ngáy, nhiều người có thói quen gãi phần vết thương Để giảm bớt cảm giác khó chịu. Tuy nhiên thói quen này vô tình khiến cho vết thương sẽ lên là xong vùng da khác. Việc tác động lực mạnh tay quá nhiều lên vết thương chưa hồi phục sẽ khiến da bị chảy máu, trầy xước, làm da mất đi đàn hồi để lại sẹo. Ngoài ra chúng ta cũng quên mất việc cần che chắn để các vết sẹo hạn chế tiếp xúc với tia UV. Bởi các UVA/UVB sẽ kích thích sản sinh hắc tố melanin và tạo thêm nhiều vết sẹo mới cho đôi chân của bạn
4 Cách xóa sẹo thâm ở chân lâu năm
Xóa sẹo thâm lâu năm ở chân bằng thực phẩm thiên nhiên
Cách trị sẹo thâm ở chân tại nhà được áp dụng phổ biến đó chính là dùng các thực phẩm thiên nhiên.Trong dân gian thường truyền tai nhau các bài thuốc xóa sẹo thâm bằng nhiều thảo dược tự nhiên có sẵn như là: nha đam, bột nghệ, chanh, dầu oliu,… Nguyên nhân là do các nguyên liệu này có chứa nhiều vitamin và khoáng chất lợi cho quá trình lành thương, thưc đẩy tái tạo da, tăng sinh collagen tự nhiên và cấp ẩm cho da tránh hình thành sẹo thâm ở chân.

Ưu điểm của những việc dùng nguyên liệu thiên nhiên để xóa sẹo thâm là tiết kiệm chi phí, nguyên liệu dễ tìm và cách làm khá đơn giản. Tuy nhiên, chúng mang lại hiệu quả chậm và không đáng kể. Cần kiên trì trong một thời gian dài mới có hiệu quả.
Xóa sẹo thâm ở chân lâu năm bằng thuốc không kê đơn
Sử dụng phương pháp thiên nhiên không mang lại hiệu quả như mong đợi nên nhiều người lựa chọn 1 số loại thuốc không kê đơn để khắc phục sẹo. Đó có thể là các dạng thực phẩm chức năng uống hoặc mỹ phẩm bôi để làm mờ sẹo thâm ở chân lâu năm. Có thể kể đến như là:
- Vitamin C
- Niacinamide
- Acid kojic
- Arbutin
- Glutathione
- Chiết xuất cam thảo
Ngoài tác dụng hạn chế thâm sẹo thì các hoạt chất này còn đóng vai trò làm chậm quá trình lão hóa, chống oxy hoá và dưỡng da mềm mịn. Tuy nhiên các sản phẩm không kê đơn nói trên chỉ sử dụng với nồng độ thấp, thích hợp đối với các phát hiện mới. Một số sản phẩm có thể tăng tính nhạy cảm hoặc gây khô da như: vitamin C, Niacinamide… bạn cần lưu ý.
Xóa sẹo thâm ở chân bằng Hydroquinone hoặc Retinoids
Trong trường hợp với hai cách nói trên không hiệu quả, bạn có thể gặp các chuyên gia để được kê đơn để xoá sẹo thâm ở chân. Các loại thuốc hay được dùng là:
- Retinoids: Đây là hợp chất có công dụng giúp tái tạo da và hạn chế thâm sẹo rất tốt. Các hoạt chất phổ biến như là: tretinion, Retinoids, adapalene,… bạn nên tham khảo nồng độ sử dụng từ chuyên gia tránh gây kích ứng.
- Hydroquinone: Hydroquinone thực tế là một chất có công dụng làm trắng chất làm trắng sáng da. Nồng độ có thể sử dụng từ 2 – 10% tùy tình trạng vết thâm. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng một liều lượng nhất định và không nên sử dụng trong thời gian dài vì có thể dẫn tới tình trạng thâm sạm da. Mỗi đợt điều trị thường kéo dài khoảng 6 tháng.
Xóa sẹo thâm ở chân lâu năm bằng công nghệ cao
Các thủ thuật thẩm mỹ là biện pháp cuối cùng mà bạn có thể tìm đến nếu các thủ thuật nêu trên không hiệu quả. Đây là phương pháp đòi hỏi chuyên môn, kĩ thuật cao và sẽ tốn kém chi phí. Vì vậy bạn cần tham khảo lựa chọn cơ sở uy tín để đảm bảo có hiệu quả tốt.
Một số phương pháp thẩm mỹ phụ biến trên được sử dụng để xóa sẹo thâm lâu năm là:
- Laser: Đây là phương pháp sử dụng ánh sáng laser để loại bỏ tế bào chết trên cùng, kích thích da tăng sinh tế bào mới, tránh hình thành sẹo xấu xí. Để có hiệu quả tốt nhất chuyên gia khuyên dùng laser kết hợp kem bôi tại chỗ.
- Peel da: Peel da hay còn gọi là lột da hóa học cũng là một sự lựa chọn để loại bỏ vết thâm nhanh chóng. Tuy nhiên tác dụng phụ của phương pháp này khiến nhiều người e ngại, cụ thể là: mẩn đỏ, rát da, bong tróc, khô ráp…
- Áp lạnh: Ứng dụng nito lỏng để phá huỷ các tế bào hắc sắc tố melanin. Phương pháp này thích hợp sử dụng đối với các sẹo thâm lâu năm ở chân.
- Lăn kim: Lăn kim là thủ thuật sử dụng nhiều đầu kim nhỏ để tạo nên tổn thương mới ở chỗ thâm sẹo. Cách này sẽ giúp da tăng sinh collagen và làm sẹo biến mất.
Công nghệ xóa sẹo thâm tại Medic Skin
Công nghệ điều trị sẹo thâm tại Medic Skin với cơ chế điều trị tận gốc sẹo thâm và các loại sẹo khác. Chúng tôi sử dụng máy móc hiện đại nhất, tạo nên các tác động bên ngoài bề mặt da và nhẹ nhàng xoá mờ sẹo thâm chỉ với 1 liệu trình.
Không tác động sâu, không mở ra vết thương hở, công nghệ hiện đại tại Medic Skin dễ dàng loại bỏ các vết sẹo không như ý, trả lại làn da trắng sáng, mịn màng cho khách hàng. Không chỉ sẹo thâm cứng đầu, công nghệ này còn áp dụng để điều trị sẹo rỗ, sẹo lõm, sẹo lồi,…
Cách chăm sóc vết thương để không bị sẹo thâm
Để vết thương hạn chế để lại sẹo hình chú ý vào quy trình chăm sóc da như sau:
- Giữ sạch vết thương: làm sạch vết thương đừng có dung dịch sát khuẩn sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn gây hại cho da. Chỉ khi vết thương sạch sẽ mới hạn chế được khả năng hình thành sẹo và nhanh chóng hồi phục.
- Dưỡng ẩm: sau khi thực hiện làm sạch vết thương bạn cần thoa một lớp dưỡng ẩm để làm mềm và dịu da. Tránh tình trạng khô ráp và ngứa ngáy ở chỗ bị thương. Đồng thời khi ra được cung cấp độ ẩm thường xuyên sẽ phục hồi tốt hơn, giảm hình thành sẹo thâm.
- Băng vết thương: Đối với các vết thương nhỏ như mụn, côn trùng cắn, xước xát,… thì nên giữ vết thương thông thoáng để quá trình phục hồi diễn ra tốt nhất. Tuy nhiên đối với các vết thương sâu thì sau khi dưỡng ẩm cần băng lại. Điều này sẽ giúp hạn chế bụi bận vào vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
- Chú ý thói quen ăn uống: hạn chế ăn các loại thực phẩm như: thịt bò, thịt gà, xôi nếp,… ăn nhiều rau củ, bổ sung vitamin và uống nhiều nước để giúp da có đề kháng. Không gãi hoặc chạm vào vết thương.
Trên đây là các biện pháp giúp xóa sẹo thâm ở chân lâu năm một cách hiệu quả nhất bao gồm: Bôi nghệ, chanh hoặc dầu oliu và sử dụng các thuốc không kê đơn có tác dụng làm sáng da, mờ thâm như vitamin C, Niacinamide. Trong trường hợp thâm đậm màu khó mờ thì có thể sử dụng đến Hydroquinone hoặc Retinoids. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn xóa sẹo thâm ở chân lâu năm hiệu quả mà nhanh chóng. Theo dõi Medic Skin tại website: https://medicskin.vn/ để cập nhật thông tin mỗi ngày.